17 March 2009

Xuất khẩu lao động

bản tin đã nói lên một sự thật về chùm khế ngọt quê nhà: tại sao không ai muốn hồi hương như thế, có phải vì công nhân đã say mê dân chủ hơn là say Bác Đảng, hay vì muốn theo gương con cháu cán bộ đang rủ nhau sang Mỹ để sống ở nơi không còn chùm khế "ngọt" nào

Một "chủ trương lớn" của nhà nước CSVN là xuất khẩu lao động. Nghĩa là đưa thợ thuyền Việt Nam sang nước người. Lợi kể như là vô số. Gọi theo kiểu thương gia các chợ Sài Gòn hồi xưa là "nhất bản vạn lợi", nghĩa là "lời vô số, lời vạn lần". Nhưng rồi chính phủ Hà Nội đã đối xử với công nhân xuất khẩu ra sao?

Bản tin trên báo Gia Đình từ Hà Nội ấn bản Thứ Năm 18/12/2008 nêu vấn đề ngay ở nhan đề "Xuất khẩu lao động năm 2009: Hướng nào cho 90.000 người?".

Thực tế nếu xuất khẩu lao động nhiều được như thế, lợi ích kể như vô số kể. Ít nhất, giải quyết vấn đề tài chánh cho 90.000 gia đình, nghĩa là có nguồn tiền quốc tế gửi về giúp cho vài trăm ngàn người. Chính phủ tất nhiên là có ngoạị tệ, mà còn được thêm phần trị an, đỡ lo có nhiều người đói mà làm loạn.

Bản tin báo Gia Đình viết:

"Mục tiêu trong năm 2009, Việt Nam sẽ đưa 90.000 lao động ra nước ngoài làm việc, nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn cần giải quyết… Ngay sau khi Bộ LĐ-TB&XH đề ra chỉ tiêu đưa 9 vạn lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2009, đã có nhiều ý kiến phản hồi. Đại bộ phận cho rằng chỉ tiêu đó là có thể thực hiện được, nhưng trước mắt cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có nhiều khâu không thuộc khả năng của chúng ta. Khó khăn thứ nhất là các đối tác tiếp nhận lao động Việt Nam cũng đang gặp khó khăn vì tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Một số nhà máy, xưởng sản xuất hàng xuất khẩu như điện tử, may mặc tại Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc... đang gặp khó khăn hoặc phá sản".

Tuy nhiên, nói theo đúng kiểu CSVN thì "khó khăn là nhất thời, thuận lợi là cơ bản". Có phải như thế không? Một tác dụng phụ của xuất khẩu lao động là rất nhiều công nhân đã tỉnh ngộ, thấy cái phi lý của chế độ CSVN, và không còn ai muốn về lại cái "thiên đường của Bác" nữa. Mà nếu có về lại VN, thì công nhân hồi hương về lâu dài lại là tác nhân cho phong trào dân chủ. Đó cũng là lý do chúng ta không hề thấy chính phủ Bắc Hàn đưa xuất khẩu lao động làm chi.


Tình hình đặc biệt là thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cả nhà nước Hà Nội và cả công nhân đều thiệt hại.


Bản tin Reuters ngày 4-2-2009 cho biết rằng rất nhiều hãng xưởng đóng cửa, và nếu may mắn còn tồn tại thì khi co cụm vẫn luôn luôn cho thợ lao động quốc tế nghỉ trước. Tình hình này đã diễn ra từ vài tháng nay đối với Việt Nam và nhiều nước khác.


Bản tin Reuters noí rằng dự kiến 2 triệu công nhân từ nước khác xuất khẩu vào Thái Lan sẽ mất việc. Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới WB, tiền gửi về quê nhà từ khối dân lao động xuất khẩu trên toàn cầu là 283 tỉ đô la năm 2007. Trường hợp Trung Quốc và An Độ, mỗi nước nhận về 30 tỉ đô. Toàn cầu, ước tính có 200 triệu di dân lao động, nghĩa là 3% dân số toàn cầu trong năm 2007.


Theo các thông tin chính thức từ nhà nước, lao động xuất khẩu là "chủ trương lớn của đảng và nhà nước." Như thế, đã có bảo kê của chính phủ, lĩnh vực này lại có quá nhiều bê bối, tai tiếng.


Theo bản tin TTXVN đăng trên trang Bộ Ngoại Giao CSVN, đã có một buổi họp ngày 18/2/2009, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng nói: "Ưu tiên hàng đầu cho sản xuất, bảo đảm việc làm". Và đặc biệt là,

"Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý việc bổ sung nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ lao động mất việc làm, cho vay ưu đãi học nghề, xuất khẩu lao động và đồng ý hỗ trợ học nghề trong các trường dạy nghề quân đội".

Xuất khẩu lao động như thế là được nguồn vốn quốc gia hỗ trợ. Đó là lời nói của ông Dũng. Chứ không phải chỉ đơn giản là cho công nhân ra nước khác làm việc.


Tuy nhiên, một bản tin từ báo
Houston Chronicle

ngày 10-3-2009, ghi lời công nhân Việt xuất khẩu sang Texas, Hoa Kỳ làm việc, thì họ bị ăn chận quá nhiều (lệ phí quá cao, có người bị cứa tới 15,000 đô để sang Mỹ làm, không thấy nói là ông Dũng hỗ trợ bao nhiêu), bị ép phảỉ im lặng, cấm tiết lộ gì với ai (xuất khẩu lao động, mắc cỡ gì mà bị cấm nói chuyện?), phảỉ ăn ngủ chung từng nhóm 4 người (có ai là cán bộ đoàn, đảng để theo dõi không?), đi lại tới sở làm bằng xe chuyên chở (và tiền xe tính luôn vào tiền lương), hứa việc làm 30 tháng (nhưng mới vàì tháng đã ra lệnh về nước, vì visa hết hạn, ai hứa lèo như thế?), ra toà lại vắng mặt đại diện nhà nước CSVN (vì sợ bị mất uy tín quốc gia hay sợ bị quy tội buôn người, hay là Đại Sứ CSVN có chỉ thị là phải chém vè?).


Bản tin sau đây
Việt Báo

dịch từ báo
Houston Chronicle

ngày 10-3-2009. Nội dung nói về hoàn cảnh nhiều công nhân từ Việt Nam đi theo dạng xuất khẩu lao động sang Hoa Kỳ đang khởi kiện công ty môi giới.

Thang Hong Luu đã sử dụng ngôi nhà của ba mẹ ông tại Việt Nam làm thế chấp để kiếm đủ tiền cho một cơ hội làm việc ở Mỹ.

Ông nói rằng ông đã chi trả lệ phí 10,000 Mỹ Kim để được chọn cho công việc thợ hàn, sẽ kéo dài hai năm rưỡi mà ông nghĩ là sẽ kiếm hơn 100,000 Mỹ Kim - số tiền dường như ngoài tầm tay ở VN.

Nhưng vào tháng 2-2009, tức là được 8 tháng trong hợp đồng, ông được bảo là phải về VN, theo lời ông kể.

"Có quá nhiều bất công và lừa gạt mà tôi không hiểu", theo lời ông nói qua thông ngôn là Tammy Tran, người cũng là một trong các luật sư của ông.

Hôm Thứ Ba 10-3-2009, ông là người đầu tiên trong nhóm khoảng 20 công nhân mà Tran đại diện nộp đơn kiện Coast to Coast Resources, một công ty nhân dụng bản doanh ở Port Aransas chuyên tìm thợ có tay nghề, và ILP Agency, một công ty lao động bản doanh ở Louisiana, là đã hứa việc làm lâu tới 30 tháng với lương 15 Mỹ Kim/giờ, nhưng đã ngưng việc sớm.

Luu nói rằng các công ty này tính tiền lệ phí đối với ông và các công nhân khác từ 6,500$ tới 15,000$ để được chọn đi Mỹ làm việc; nói với họ là đừng tiết lộ gì với ai bên ngoài bởi vì người Mỹ không thích công dân các nước cộng sản; và đã tính tiền quá lố với họ về chi phí nhà ở và vận chuyển.

Hung Quoc Vu, chủ tịch hãng ILP, không trả lời email hay điện thoại phỏng vấn. Scott Funk, một luật sư ở Houston cho hãng Coast to Coast, thì nói là hãng này bác bỏ các cáo buộc, và sẽ ráo riết tự bảo vệ trước toà.

Công ty không bao giờ lấy tiền lệ phí nào, không hề nói với công nhân là phải im lặng, và thường lấy thấp hơn các chi phí nhà ở và vận chuyển, theo lời ông.

Funk nói, các công nhân được bảo là phải về VN vì giấy visa của họ đã hết hạn và đơn xin ở thêm đã bị bác bỏ.

Các công nhân ở Mỹ theo diện visa H-2B cho công nhân ngoại quốc vào làm việc, thường là tới 10 tháng thôi, mà các việc này các hãng Mỹ không tìm được ở dân điạ phương.

Ông nói: "Điều bi hài và xấu hổ rằng hãng Coast to Coast đang bị trừng phạt và bị bêu xấu vì làm theo luật di trú Mỹ".

Luu và các công nhân khác làm việc ở Channelview tại Southwest Shipyard, nơi không bị kể tên ra kiện.

Sanjay Rao, chủ tịch hãng này, nói: "Họ là các công nhân tốt. Nhưng công ty hợp đồng bảo chúng tôi là giấy visa của họ hết hạn rồi".

Trần nói, nếu hãng Coast to Coast biết là visa có thể quá hạn và không được gia hạn, thì không nên hứa là việc làm này kéo dài 30 tháng.

Bà nói: "Nếu quý vị không biết là visa có được nữa không, làm sao quý vị hứa như thế? Làm sao các công nhân này biết chuyện như thế? Họ không nói tiếng Anh được. Điều họ biết chỉ là họ được cam kết có việc làm".

Funk nói là hãng Coast to Coast không hứa gì về giấy visa, và nếu ILP hứa, thì Coast to Coast không hề biết hay đồng ý.

Ông nói, các công nhân biết là chỉ chính phủ mới có thể chấp thuận visa và nới hạn visa, và chuyện đó ngoaì vòng kiểm soát của hãng Coast to Coast.

Ông nói: "Hợp đồng của họ đòi hỏi họ tuân thủ luật pháp Mỹ, và nếu họ không thể làm việc ở đây hợp pháp, thì họ đã vi phạm rồi."

Ông thêm rằng hãng Coast to Coast sẽ không bị buộc phải thuê họ, vì các công nhân ở thêm là vi phạm luật Mỹ hay hợp đồng.

Hợp đồng của Luu với hãng Coast to Coast ghi là họ sẽ lãnh 15$/giờ trong 40 giờ đầu và tiền quá giờ là 22.50$/giờ.

Ông cũng đồng ý trả cho Coast to Coast 500$/tháng tiền thuê nhà, 85$/tháng tiền chuyên chở (tới sở làm) và lệ phí quản lý 2$/giờ làm việc, theo bản sao bản hợp đồng cho biết.

Ông nói rằng ông không biết khi ông ký hợp đồng là ông sẽ chia phòng chung cư với 3 công nhân khác.

Luật sư của hãng Coast to Coast nói là lệ phí quản lý chưa bao giờ tính nhưng nhiều khoản tiền phí khác lại thấp hơn mức hợp đồng cho phép.

Tiền ăn chận đó sẽ trả cho chi phí mà hãng đã thực hiện cho công nhân, kể cả việc giúp họ gia cư, thực phẩm, chuyên chở, y tế, dụng cụ, điện, bàn ghế, một quản trị viên chung cư toàn thời gian và một y tá, theo lời ông.

Funk nói, ông Luu như thế lãnh trung bình 13$/giờ.

Sợ hồi hương

Thất nghiệp và nỗi sợ hồi hương mà không có tiền trả nợ ông đã vay để vào Mỹ, thế nên ông Luu ở thế chết đứng.

Ong và các công nhân khác đang nương dựa vào cộng đồng Việt Nam để giúp.

Trên một mặt trận pháp lý khác, các luật sư di trú tại Foster Quan nói là họ dự định xin visa cho các công nhân này để họ sẽ ở lại Mỹ theo diện nạn nhân của một tội phạm hay là của vụ buôn người trong khi cuộc điều tra diễn tiến.

Luu nói ông muốn ở lại Mỹ lâu đủ để kiếm khoản tiền ông cần để trả nợ đang thế chấp căn nhà của ba mẹ ông, và giúp tiền ăn học 6 đứa cháu.

Ông nói: "Tôi muốn ở lạị Mỹ trong 2 tới 3 năm. Tôi rất lo sợ cho gia đình tôi."

Tự bản tin đã nói lên một sự thật về chùm khế ngọt quê nhà: tại sao không ai muốn hồi hương như thế, có phải vì công nhân đã say mê dân chủ hơn là say Bác Đảng, hay vì muốn theo gương con cháu cán bộ đang rủ nhau sang Mỹ để sống ở nơi không còn chùm khế "ngọt" nào?


Các luật sư Houston có cách nào mời nhà nước Hà Nội ra toà làm chứng để bênh vực công nhân Việt, để điều trần trước toà Mỹ cho thấy rằng, xuất khẩu lao động đúng là chủ trương lớn, và có sự hỗ trợ của quốc gia như lời ông Dũng đã nói?


Tới bây giờ, vẫn chưa thấy nhà nước Hà Nội trả lời chính thức.

Trần Khải

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers