35 năm nhìn lại 3 cuộc chiến chống cộng sản Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc :
Trong 35 năm qua, Việt Nam đã có 3 cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Trung Quốc . Đó là : thứ nhất, trận hải chiến Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974; thứ hai, cuộc chiến biên giới phía Bắc vào tháng 2 năm 1979, và kéo dài suốt 10 năm sau đó; và thứ ba, trận hải chiến Trường Sa năm 1988.
Các yếu tố liên quan đến ba trận chiến này có những điểm nào giống nhau ?
Trước hết, điểm giống nhau lớn nhất trong cả ba trận chiến này là tinh thần yêu nước của người Việt Nam trước hiểm hoạ ngoại xâm . Đây cũng là tinh thần trách nhiệm đối với tổ tiên và các hế hệ Việt Nam mai sau; và vì vậy tinh thần yêu nước này đã vượt lên trên mọi ý thức hệ, cũng như mọi nghịch cảnh của lịch sử đất nước trong những thời điểm đó. Tất cả những hy sinh của mọi con dân Việt Nam trong ba cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc vừa kể không khác gì những hy sinh của tiền nhân Việt Nam để bảo vệ bờ cõi trong lịch sử đất nước. Do đó, đất nước và dân tộc Việt Nam ghi ơn những hy sinh cao quý này như đã biết ơn các thế hệ cha ông chúng ta đã giữ nước từ nghìn xưa.
Từ lòng yêu nước đó mà các chiến sĩ Việt Nam trong 3 trận chiến đều đã vượt qua mọi nghịch cảnh và đều thể hiện tinh thần sẵn sàng xả thân vì tổ quốc. Trong trận chiến Hoàng Sa, sau khi đã gây tổn thất nặng nề cho hải đội hùng hậu của Trung cộng, hải đội Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà cũng mang thương tích trầm trọng. Trong hoàn cảnh đó, trên đường hải hành trở về, khi nhận được lệnh quay trở lại Hoàng Sa tử chiến giành lại đảo, cho dù thất bại thì sẽ dùng xác tàu và xác chiến sĩ Việt Nam làm chứng tích chủ quyền quốc gia trước thế giới và các thế hệ mai sau. Với tinh thần coi chủ quyền quốc gia là tối thượng, các chiến hạm đầy thương tích của ta đã quay trở lại chiến trường, dù biết rằng sẽ phải hy sinh mạng sống, cho đến khi quân lệnh trên được hủy bỏ mới trở về. Tương tự như vậy, trong cuộc chiến biên giới phiá bắc, dù đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam dấu nhẹm bản chất và ý đồ của “đàn anh” Trung Quốc cho đến giờ chót, nhưng với tinh thần xả thân cho đất nước, thanh niên Việt Nam đã không ngần ngại đi thẳng từ nhà trường ra chiến trường. Trong trận chiến Trường Sa, mặc dù Bộ Tư lệnh Hải quân Quân đôi Nhân dân đã liên tục báo cáo lên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về các ý đồ của hải quân Trung Quốc, hầu được trả lời câu hỏi “Trung Quốc là bạn hay thù . Chúng đánh ta , ta có đánh trả không ? “. Nhưng Bộ Chính trị không hề trả lời hay có một sự chỉ đạo nào. Tuy bị bỏ mặc như thế, nhưng các chiến sĩ Hải quân bhân dân vẫn tự mình gấp rút chuẩn bị chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ hải đảo xa xôi của tổ quốc.
Tinh thần vừa kể của các chiến sĩ Quân đội nhân dân cũng cho thấy sự khác biệt rất cơ bản giữa Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Đó là, trong khi giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đặt chiếc ghế cai trị của họ lên trên hết, thì đại khối dân tộc Việt Nam (bao gồm cả con em họ trong Quân đội nhân dân) luôn coi Tổ quốc Việt Nam là tối thượng. Chính vì vậy mà các chiến sĩ Quân đôi nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng hy sinh xương máu chống lại sự xâm lược của nước xã hội chủ nghĩa phương Bắc, để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hiện tượng này một lần nữa cho thấy, từ đáy lòng, người chiến binh con cháu Lạc Hồng yêu Tổ quốc Việt Nam chứ không quan tâm đến cái ảo ảnh gọi là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” do Đảng nhào nặn ra theo khuôn mẫu Liên Xô, Trung Quốc.
Từ sự khác biệt cơ bản này mà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn coi thường những hy sinh của những người đã nằm xuống để bảo vệ Tổ quốc, mà người ta có thể thấy được qua những việc cụ thể.
Trong khi Cộng Sản Trung Hoa huyênh hoang trưng bày công khai trên nhiều trang điện tử những tấm ảnh binh lính Trung Quốc bước qua xác của những chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, những cảnh bắt giữ và tra khảo binh sĩ Việt Nam, và cho xây dựng đủ loại đài tưởng niệm binh lính Trung Quốc ngay tại các vùng biên giới, thì Hà Nội lại cố xoá dần hình ảnh các chiến binh Việt Nam ra khỏi sử sách. Cấm báo, đài không được nhắc đến những hy sinh này. Đối với cuộc hải chiến Hoàng Sa của hải quân Việt Nam Cộng Hoà, thái độ của giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam không làm ai ngạc nhiên. Năm 1975, tờ Sài Gòn Giải Phóng đăng lời tán dương Trung Quốc đã chiếm và “giữ dùm” quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Và đến năm 1979 thì các tài liệu về quan hệ Việt – Hoa không còn nhắc đến trận Hoàng Sa nữa. Tuy nhiên, điều tệ hại hơn nữa, là ngay cả trận hải chiến Trường Sa của Hải quân Quân đội nhân dân cũng bị cố tình đẩy vào bóng tối. Trong các trang quân sử chính thức ghi lại trận đánh Trường Sa Đảng cộng sản Việt Nam không dám gọi rõ ra là Hải quân Trung Quốc, mà chỉ dùng nhóm chữ “hải quân nước ngoài” trong toàn bộ tài liệu; chứ chưa nói gì đến việc Đảng dám gọi những hành động của Trung Quốc là xâm lược. Và hiển nhiên khi không dám gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược, thì lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không thể giải thích lý do và càng không thể tuyên dương những hy sinh cao quí của những chiến sĩ mang dòng máu Việt xả thân bảo vệ Tổ quốc. Nếu dân tộc chúng ta không làm gì cả đối với 3 biến cố quan trọng này thì hàng chục ngàn người con yêu của Tổ quốc sẽ vĩnh viễn đi vào quên lãng đối với các thế hệ Việt Nam tương lai.
Hiện nay, thái độ của lãnh đạo Đảng cộng Việt Nam xem thường giá trị của những giọt máu bảo vệ quê hương càng rõ nét, không chỉ xương máu của tiền nhân bao đời trước mà ngay cả sinh mạng của người Việt trong ba cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc vừa qua. Vì coi thường những hy sinh đó, nên Đảng không những thẳng tay ký kết mà còn chẳng ngần ngại đưa ra loại người như thứ truởng Lê Công Phụng, thứ trưởng Vũ Dũng mạnh miệng chối tội cho hành động sai trái dâng cho Trung Quốc v những mảnh giang sơn mà máu của bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam đã đổ ra để gìn giữ
Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có thể ươn hèn phản bội và xoá mờ những hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam, nhưng dân tộc Việt Nam nhất định sẽ không để những hy sinh xương máu cao quí trong ba cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc này trở thành vô nghĩa. Xin hãy cùng làm 2 việc cụ thể: Hãy sưu tầm và gìn giữ tên tuổi, thân thế của từng chiến sĩ giòng giống Lạc Hồng đã hy sinh trong cả 3 trận chiến, và quan trọng hơn nữa, hãy cùng nhau chặn đứng những bàn tay bán nước đã và đang phản bội xương máu dân tộc. đó là Nhóm cầm đầu Đảng cộng sản Việt Nam
Lê Phương Nga
07 March 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp. |
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền? |
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”. |
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein
Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo. |
No comments:
Post a Comment