15 March 2009

Phân Biệt Rõ Vị Trí Đấu Tranh Và Lãnh Đạo

Người lãnh đạo trong khi đó là người có tầm nhìn viễn kiến, đấu tranh không cho mình mà đấu tranh để giải quyết vấn đề rộng lớn, có tính nguyên tắc, liên quan không phải chỉ có mình hay nhóm của mình, mà còn nhiều thành phần xã hội khác. Khi nguyên tắc lớn được thỏa thì không những vấn đề của mình của phe nhóm mình được giải quyết mà toàn bộ vấn đề chung xã hội cũng sẽ được giải quyết.

Từ trong Tết đến nay qua các mạng truyền thông điện tử, người Việt khắp nơi có lẽ đều đã được đọc khá nhiều những bài tranh cãi, thóa mạ nhau vì tiền hay vì danh giữa một số các vị được gọi là các “nhà dân chủ” thuộc khối 8406 và không thuộc khối 8406, chẳng hạn như: Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Phương Anh, Lê Nguyên Hồng, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Tiến, Nguyễn Thanh Giang, Lê Thanh Tùng, vân vân. Ít nhiều những sự việc này đã đưa đến mối quan tâm lo ngại của một số người Việt hải ngoại về tương lai hoạt động của các nhà dân chủ trong nước.

Sự quan ngại này là hợp lý bởi vì từ trước đến nay người hải ngoại luôn có thói quen đề cao vai trò đấu tranh của những người trong nước bất kể họ là ai. Nhất là đối với những tiếng nói bất đồng đầu tiên. Một phần có lẽ là muốn khuyến khích sự tiếp tục nói lên những bất đồng ý kiến của những người trong nước đối với lãnh đạo CSVN, một phần khác là vì muốn đề cao những tiếng nói bất đồng hiếm hoi quốc nội. Bởi vì sự hiếm hoi này không tránh khỏi tạo nên lòng khâm phục và quý mến sự dũng cảm của những người dám lên tiếng khác với đảng và nhà nước trong chế độ công an trị CSVN. Và mặc nhiên những người này được kể là người đi đầu, người lãnh đạo cuộc đấu tranh.

Nhưng suy nghĩ kỹ thì người đấu tranh có khác người lãnh đạo.

Một người bản chất cứng cỏi thì khi có sự bất đồng, bất mãn vì quyền lợi trong sinh hoạt xã hội là có thể lên tiếng kêu đòi phản đối khi mà những kêu đòi này không dẫn đến những thiệt hại lớn hơn những thiệt hại vì im lặng. Người đấu tranh có thể tự phát hay do thuyết phục chỉ ra cho thấy sự thiệt thòi trong quyền lợi, hay là do cảm tính nhất thời.

Người công nhân biểu tình đòi hỏi chủ xưởng chủ công ty giải quyết các bất công quyền lợi, người dân bị chính quyền chiếm nhà chiếm đất nhưng không được bồi thường thỏa đáng cho nên đứng lên đòi hỏi giải quyết những thiệt hại. Nếu có rủ nhau được cùng đi thì chỉ là vì suy nghĩ thông thường cho rằng khi có đám đông đòi hỏi thì tiếng nói sẽ được chú ý nhiều hơn. Những cuộc đòi hỏi này khi được đáp ứng thì là xong. Vì thế khi yêu cầu được thỏa mãn thì những người này dễ dàng “xé lẻ”, tách riêng. Đấu tranh trong trường hợp này là một cách nói cho kêu nhưng thật ra là đấu tranh xin/cho.

Người lãnh đạo trong khi đó là người có tầm nhìn viễn kiến, đấu tranh không cho mình mà đấu tranh để giải quyết vấn đề rộng lớn, có tính nguyên tắc, liên quan không phải chỉ có mình hay nhóm của mình, mà còn nhiều thành phần xã hội khác. Khi nguyên tắc lớn được thỏa thì không những vấn đề của mình của phe nhóm mình được giải quyết mà toàn bộ vấn đề chung xã hội cũng sẽ được giải quyết.

Khi đấu tranh mà chỉ cốt cho mình, vì mình thì mới nẩy ra vấn đề tranh giành lãnh đạo. Trong cuộc tranh giành này thì biện pháp chính để trổi lên là tấn công cá nhân mà bỏ sang bên vấn đề nguyên tắc.

Cho nên, trước những tấn công đấu đá nhau của các nhà dân chủ, trong vấn đề tiền bạc, vấn đề danh chức, vấn đề tác phong tư thái, mà bỏ qua hay lờ đi hay không chú trọng đến những sai trái về chủ trương đường lối, thì người chứng kiến không khỏi nghĩ rằng đây chỉ là sự tranh giành tư thế của những người không phải là lãnh đạo mà muốn làm lãnh đạo.

Quá lắm thì kể như đó là những người đấu tranh cho một mục tiêu nhỏ muốn đạt tới. Thí dụ như tạo hình ảnh là những người đấu tranh có lập trường hiền lành muốn hợp tác để cải thiện chế độ dần dần, hay là những người tình nguyện vận động cho một xu hướng chính trị toàn cầu, hay là những đại diện cho một nhóm tôn giáo vân vân… để tóm lại được coi là một thành phần chính trị hợp pháp dưới chế dộ CS biến thái.

Khi phân định rõ thế nào là người đấu tranh và thế nào là người lãnh đạo thì người hải ngoại có lẽ cũng sẽ không còn bận tâm đến việc đi tìm “minh chủ”, không còn vất vả ngược suôi để lập nên một cơ chế biểu kiến đại diện và lãnh đạo để chờ lúc được CS biến thái gọi đến “đối thoại”.

Và thấy vấn đề rõ như thế thì chúng ta hiểu ngay rằng sự việc hiện nay chỉ là đấu tranh. Mỗi nơi, mỗi nhóm, mỗi xu hướng đều nhắm vào chế độ CS mà tấn công bằng sở trường của mình, nhưng trong cùng lúc quan trọng nhất, vẫn bảo vệ được tính chất chính trị và tinh thần chống độc tài CS của hải ngoại khi CSVN hiện còn đang chiếm giữ đất nước.

Cho tới nay thì vẫn còn có thể nói rằng CSVN chưa thể chính thức yên lành xuất hiện tại hải ngoại mặc dầu đã có những vận động luồn lách đủ kiểu của các tay sai cùng những nhóm thời cơ kinh tế, chính trị.

Tuệ Vân

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers